Những quy chuẩn nhà cao tầng và phòng cháy chữa cháy - Công ty Xây Dựng Sơn Lâm
Những quy chuẩn nhà cao tầng và phòng cháy chữa cháy
Cách phối sàn gỗ màu tối với đồ nội thất cho không gian đẹp
Tháng Ba 29, 2018
Công ty xây dựng nhà uy tín ở TPHCM
Tháng Ba 30, 2018

Hiện nay những dự án các khu đô thị hay những dự án xây dựng nhà cao tầng  đang ngày một tăng lên.

Với những ưu điểm của  những ngôi nhà cao tầng chung cư, thì nhiều dự án nhà cao tầng xây chen lấn trong các khu dân cư cũ, những khu chung cư không đảm bảo chất lượng.. gây quá tải hạ tầng đô thị , những vấn đề hết sức nóng đó là công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Vụ cháy điển hình tại chung cư Carina Plaza tại quận 8,TP.HCM ngày 23/3 đã làm 13 người chết !
Những định nghĩa quốc tế về xây dựng nhà cao tầng gắn với công tác phòng cháy chữa cháy PCCC

Tất cả những dự án cao tầng hay công trình cao tầng trên thế giới hiện nay luôn kết nối và song hành với công tác an toàn cứu hộ, cứu nạn và an toàn PCCC.

Đọc cuốn sách  “High-Rise Security and Fire Life Safety” của ông Geoff Craighead, xuất bản tại Mỹ vào năm 2009 cho rằng thế giới hiện nay chưa có thuật ngữ chính xác, tuy nhiên nhà cao tầng có thể hiểu nôm na theo định nghĩa :

Điểm phân chia công trình cao tầng thường là tầng 7, đôi khi xác định từ tầng 7 trở lên là nhà cao tầng, hoặc xác định bằng chiều cao tuyến tính (tính bằng feet hoặc metre).

Một tòa nhà mà chiều cao của nó có thể ảnh hưởng đến sự thoát nạn (Hội nghị quốc tế về các tòa nhà cao tầng).

Công trình mà có chiều cao của nó cao hơn tầm với tối đa của thiết bị phòng cháy chữa cháy, khoảng 23 mét – 30m, hoặc trong khoảng 7 – 10 tầng được gọi là nhà cao tầng .

Tại Việt Nam, chưa có tài liệu phân loại chính thức và chính xác các công trình kiến trúc theo số tầng cao.

Đầu năm 2013, Bộ Xây dựng ra Quyết định 212 hủy bỏ 169 tiêu chuẩn xây dựng.

“Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế”, tại Việt Nam, bộ xây dựng chỉ giữ lại 20 tiêu chuẩn được cho là phù hợp trong giai đoạn hiện nay, đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn thay thế.

QCVN 06:2010/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình là một bước tiến so với TCVN 2622:1995 – “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế”. Quy chuẩn xác định nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng có chiều cao lớn hơn 50m và 70m phải có giải pháp riêng được cơ quan PCCC thẩm định phê duyệt, nghĩa là chưa có trong quy chuẩn.

Những bất cập trong công tác PCCC

Ở Việt Nam, tầm với các thiết bị PCCC hiện nay cao nhất là 57m (khoảng 17-18 tầng), tại thủ đô Hà Nội có 2 chiếc xe loại này. Đầu tư xe có tầm với vượt khoảng cách 57m này là không khả thi vì xe rất nặng, có thể gây sập ống cống đứt dây điện, đường cua xe chưa cháy khá dài , nó sẽ rất bất lợi với địa hình đường đông đúc,những con hẻm ngõ nhỏ tại những thành phố lớn của nước ta,  buộc phải sử dụng máy bay trực thăng mà do ngân sách hạn hẹp hiện nay Việt Nam nên hiện nay nước ta vẫn chưa thể sử dụng.

Một số dự án quy hoạch xây dựng mới đây trong khu vực nội đô đã cho phép xây dựng lên cao tới tới 50 tầng và trên 50 tầng . Ví dụ như những cụm công trình tại Giảng Võ , thủ đô Hà Nội hay khu Tân Cảng và Sài Gòn – Ba Son tại Thành phố Hồ Chí Minh … khi phê duyệt thiết kế quy hoạch đều đã chứng tỏ tuân theo tiêu chuẩn – quy chuẩn Việt Nam.

Khi những công tác PCCC liên quan tới an toàn tính mạng và tài sản của người dân? Chúng ta có nên xem xét lại những tiêu chuẩn – quy chuẩn PCCC này hay không ?

 

Nguồn – Tham khảo

 

 

 

 

Xem thêm :

cong ty xay dung nha tphcm , xay dung nha xuong tphcm

du an nha xuong tphcm, du an biet thu nha pho

du an khach san cao oc

du an sua chua

Gọi Ngay
Bản Đồ