Hành lang an toàn lưới điện được xem là khoảng cách an toàn để bảo vệ công trình lưới điện và công trình dân dụng của người dân.
Rất nhiều trường hợp người dân mua đất hoặc mua nhà không để ý đến những quy định này, nên gây ra thiệt hại trong lúc mua bán.
Nhân đây, Sonlamco tổng hợp một vài quy định liên quan đến hành lang an toàn lưới điện để người dân biết thực hiện trong vấn đề mua bán, xây nhà… mà không ảnh hưởng đến quyền lợi hay vi phạm quy định về an toàn lưới điện.
CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN
Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không là khoảng không gian dọc theo đường dây và được giới hạn như sau:
a) Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp.
b) Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:
Điện áp | 220 kV | 500 kV |
Loại dây | Dây trần | |
Khoảng cách | 6,0 m | 7,0 m |
c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:
Điện áp | 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách | 4,0 m | 6,0 m |
* Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình trong hành lang bảo vệ đường dây 500 kV.
Khoảng cách (A) từ điểm thấp nhất của đường dây dẫn điện trên không 220 kV ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp | 220 kV |
Khoảng cách (A) | 18 m |
Bạn có thể quan tâm
Thầu xây dựng nhà ở gia đình tphcm
Công ty xây dựng nhà xưởng công nghiệp
Tham khảo thêm: Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp của Chính phủ